Nhà vệ sinh, với độ ẩm cao và liên tục tiếp xúc với nước, là một trong những khu vực dễ bị thấm dột nhất trong nhà. Sau một thời gian sử dụng, hiện tượng thấm nước do vỡ, rò rỉ đường ống nước hay lớp chống thấm bị hỏng là không thể tránh khỏi. Để xử lý cũng phức tạp do các đường ống thường được lắp đặt sâu trong tường. Vậy làm thế nào để chống thấm nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới một cách hiệu quả ?
1. Các hạng mục cần kiểm tra trước khi xử lý chống thấm tầng 2
Trước khi tiến hành các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh cho tầng 2, cần kiểm tra lại một lượt các hạng mục sau đây để đảm bảo việc thi công chống thấm đạt hiệu quả tốt nhất:
Cống thoát nước trên sàn: Đây là một trong những vị trí dễ bị thấm dột nhất của ngôi nhà. Nếu trong quá trình xử lý nhà vệ sinh bị thấm, miệng cống không được xử lý tốt, lâu ngày sẽ xảy ra các tình trạng như tách lớp, co ngót gây hiện tượng thấm nước.
Hệ thống đường ống dẫn nước: Nếu hệ thống đường ống nước bị rò rỉ hoặc nứt vỡ, nước sẽ chui qua các khe nứt này và thấm vào tường, sàn nhà, dẫn đến tình trạng bị thấm dột, làm hư hỏng kết cấu của công trình.

Mặt sàn nhà vệ sinh: Hầu hết các nhà vệ sinh hiện nay đều được ốp gạch mặt sàn. Tuy nhiên, nếu gạch không được ốp kín hoặc độ dốc của sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng nước và thấm dột.
Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh: Kiểm tra thật kỹ lưỡng để biết được tường và trần nhà vệ sinh đã đủ độ dày hay chưa trước khi xử lý nhà vệ sinh bị thấm. Xem xét có sự xuất hiện của các khe nứt hay không. Nếu có, cần phải thi công lại và trám kỹ các vết nứt để đạt khả năng chống thấm tốt nhất.
2. Những cách chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 hiệu quả nhất hiện nay
Cách chống thấm vệ sinh lầu 2 | Ưu điểm | Vị trí áp dụng |
Sử dụng Sika chống thấm |
| Cổ ống, sàn bê tông. |
Chống thấm xuống tầng dưới bằng màng khò |
| Sàn nhà vệ sinh |
Sơn Epoxy chống thấm |
| Chống thấm sàn, tường nhà vệ sinh |
Keo chống thấm trong suốt |
| Chỉ áp dụng cho ron gạch, khe nứt bị hở. |
Lưới thủy tinh |
| Phần nền nhà vệ sinh |
2.1 Quy trình chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng Sika
Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay vì cách làm dễ, chi phí cũng rẻ ( can 5l Sika latex khoảng 450.000 )
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm
- Đối với nhà vệ sinh mới xây: Làm sạch bề mặt, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, và hồ thừa bằng các dụng cụ chuyên dụng.
- Đối với công trình cũ: Tùy vào mức độ thấm dột, cần xử lý bề mặt khác nhau. Nếu thấm dột nặng, bóc toàn bộ vữa, gạch bên ngoài, tháo dỡ các thiết bị nhà vệ sinh đã lắp đặt, sau đó làm sạch bề mặt.
Bước 2: Trộn đều Sika, sau đó quét phủ đều lên bề mặt ít nhất 2 – 3 lớp. Đợi mỗi lớp khô từ 2 – 3 tiếng trước khi quét lớp tiếp theo.
Bước 3: Tiến hành thử nước và nghiệm thu công trình để đảm bảo hiệu quả chống thấm đạt yêu cầu.
2.2 Chống thấm nhà vệ sinh tầng 2 bằng màng khò nóng

Màng chống thấm là vật liệu mang đến hiệu quả chống thấm cao, bám dính tốt trên mọi bề mặt sàn, gạch. Tuy nhiên, nhược điểm là yêu cầu kỹ thuật thi công cao và tốn thời gian, công sức do phải sử dụng nhiệt để khò nóng màng lên bề mặt. Việc thi công trên bề mặt không bằng phẳng và có nhiều điểm chồng mí sẽ làm giảm hiệu quả chống thấm.
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm
- Vệ sinh bề mặt, loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Làm phẳng các vị trí lồi lõm để đảm bảo bề mặt đồng đều.
Bước 2: Thi công chống thấm
- Quét lớp lót primer gốc lên mặt sàn để tạo lớp bám dính tốt hơn cho màng chống thấm.
- Sử dụng đèn khò để làm nóng mặt sàn, tạo điều kiện cho màng chống thấm bám dính tốt.
- Dùng máy khò đốt trực tiếp lên bề mặt tấm trải cho nhựa bitum nóng chảy.
- Đốt nhựa bitum chảy đến đâu thì lăn màng chống thấm đến đó, đảm bảo màng bám dính chặt vào mặt sàn.
- Sau khi thi công màng chống thấm, tiến hành trát thêm một lớp xi măng lên trên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm khỏi các tác động bên ngoài.
Bước 3: Đợi khô và thử nước
- Thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm.
- Nghiệm thu công trình để đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng.
2.3 Sử dụng lưới thủy tinh
Lưới thủy tinh có sức chịu lực và chống nứt hoàn hảo, phù hợp cho các trường hợp nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới, nứt góc tường, chân tường hoặc sụt lún nhẹ. Khi kết hợp với chất chống thấm dạng lỏng, lưới thủy tinh giúp chống thấm hiệu quả tại những vị trí hoặc cấu trúc xây dựng có độ dao động thường xuyên.
Quy trình thi công lưới thủy tinh chống thấm
1. Chọn lưới thủy tinh
Tùy vào yêu cầu của từng hạng mục công trình và độ dày của lớp vữa, bạn chọn loại lưới thủy tinh dày hay mỏng, thưa hay mau, sợi to hay sợi nhỏ.
- Lưới dày có định lượng lớn phù hợp với lớp vữa hoàn thiện dày.
- Lưới có định lượng nhỏ thích hợp với lớp vữa hoàn thiện mỏng.
2. Thi công lưới thủy tinh
Chuẩn bị bề mặt: Trước khi thi công, làm sạch các bề mặt như tường vách, sàn nhà và đảm bảo chúng bằng phẳng.
Trộn vữa xi măng: Trộn vữa xi măng và phủ lên bề mặt với độ dày khoảng 3mm để che lấp phần nền gạch thô.
3. Đặt lưới thủy tinh:
- Trải tấm lưới thủy tinh theo chiều từ trên xuống dưới. Đo đạc kích thước phù hợp để tấm lưới vừa vặn, chồng mí lên nhau ít nhất 5 cm.
- Vị trí đặt lưới thủy tinh vào giữa hai lớp vữa tạo thành các lớp như sau:
- Lớp trong cùng là lớp vữa mỏng.
- Tiếp đến là lớp lưới thủy tinh.
- Ngoài cùng là lớp vữa hoàn thiện.
Cán lớp vữa hoàn thiện: Cuối cùng, cán một lớp vữa hoàn thiện. Hạn chế sử dụng hồ ướt để tránh hiện tượng sủi bột khí hay nứt.
2.4 Quy trình sơn Epoxy chống thấm nhà vệ sinh
Sơn epoxy là phương án chống thấm đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, thời gian thi công có thể kéo dài do cần sơn 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 6 tiếng.
Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần chống thấm
Dọn sạch bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất trên bề mặt cần chống thấm để đảm bảo sơn bám dính tốt.
Bước 2: Thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh
- Sơn lớp chống thấm đầu tiên: Thi công lớp sơn chống thấm đầu tiên, đảm bảo đều và phủ kín bề mặt.
- Sơn lớp chống thấm thứ hai: Sau khoảng 6 tiếng, khi lớp sơn đầu tiên khô, tiếp tục sơn lớp chống thấm thứ hai để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu.
- Sơn lót: Sau 24 giờ, khi lớp sơn chống thấm khô hoàn toàn, tiến hành sơn lót để bảo vệ và tăng độ bền cho lớp chống thấm.
Bước 3: Hoàn tất chống thấm, thử nước và nghiệm thu công trình
Sau khi hoàn thành các lớp sơn, tiến hành thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm.
Nghiệm thu công trình sau khi đảm bảo rằng không có hiện tượng thấm dột xảy ra.
2.5 Sử dụng keo chống thấm
Keo tạo lớp kháng nước bền, cùng khả năng co giãn tốt, phù hợp với các bề mặt bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ, dễ thi công.
Làm vệ sinh: Dọn dẹp sạch sẽ và làm khô bề mặt để đảm bảo keo chống thấm bám dính tốt nhất.
Sơn chống thấm: Tiến hành quét keo chống thấm lên bề mặt sàn và các vị trí tiếp xúc cổ ống để ngăn chặn thấm dột hiệu quả.
Thử nước và nghiệm thu: Sau khi keo chống thấm đã khô, tiến hành thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm và nghiệm thu công trình.
Xem thêm: Phương pháp chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng thanh trương nở
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh tầng 2 của mình. Việc thực hiện đúng quy trình và lựa chọn vật liệu phù hợp sẽ đảm bảo ngôi nhà của bạn luôn khô ráo và bền vững. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.