Đối với những ngôi nhà đã xây dựng lâu năm, việc xuất hiện các vết nứt, loang lổ hay ẩm mốc trên tường ngoài trời không chỉ làm giảm giá trị thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu tường. Bạn đã từng thử nhiều cách nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn? Hôm nay, keoxaydung.net sẽ chia sẻ với bạn những phương pháp chống thấm tường cũ ngoài trời hiệu quả nhất mà chúng tôi thường áp dụng cho các công trình.
1. Khi nào nên chống thấm tường cũ
Hiệu quả nhất là nên thực hiện chống thấm tường ngoài trời ngay từ khi mới xây dựng để hạn chế sự cố thấm dột về sau. Tuy nhiên, theo thời gian, tường nhà cũ sẽ bị hao mòn và chịu tác động từ môi trường như mưa, lũ lụt, gió bão, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Những hiện tượng thường gặp ở tường nhà cũ bao gồm:
- Tường bị phủ đầy rong rêu và bụi bẩn, làm mất đi vẻ đẹp ban đầu.
- Các vết hở, rạn nứt và bong tróc xuất hiện do sự thay đổi của thời tiết và các yếu tố môi trường.
- Tường xuất hiện các vết loang lổ và vết ố do nước thấm vào.
- Sơn tường không còn giữ được màu sắc ban đầu, trở nên loang lổ, chỗ nhạt chỗ đậm do nước ngấm khiến sơn phai màu.
- Không gian trong nhà có mùi ẩm mốc khó chịu do tường bị ẩm mốc gây ra
Việc chống thấm tường nhà cũ đòi hỏi quy trình thi công cẩn thận và tỉ mỉ hơn so với tường nhà mới. Để đảm bảo hiệu quả và bền vững, cần áp dụng các phương pháp chống thấm phù hợp và chi tiết cho từng tình trạng cụ thể của tường.
Xem ngay: Phương pháp chống thấm sàn mái bê tông hiệu quả nhất hiện nay
2. Cách chống thấm tường cũ ngoài trời bằng Silatex Super
2.1 Vệ sinh và tái tạo mặt tường
Đối với tường nhà cũ, việc chống thấm đòi hỏi nhiều công việc xử lý, như loại bỏ bụi bẩn, nấm, rong rêu và vá lại các vết nứt. Để tạo lớp chống thấm hiệu quả, bề mặt tường cần sạch sẽ và làm phẳng.
Đầu tiên, bạn cần vệ sinh bề mặt tường bằng cách loại bỏ hoàn toàn các lớp sơn cũ bị bong tróc và mảng vữa xi măng cũ, sử dụng chổi sắt, bay cạo hoặc máy đánh bề mặt có ráp sắt trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Đối với các vết nứt, chúng tôi thường sử dụng keo silicon trám khe hở Xtraseal MC-807 để đảm bảo độ kín và bền. Các vị trí bị bể hoặc hở nhiều sẽ được trát lại bằng vữa xi măng, tạo mặt phẳng tốt nhất cho quá trình thi công chống thấm.
Cuối cùng, tái tạo bề mặt tường nhà để đảm bảo tính thẩm mỹ và tránh tình trạng đọng nước. Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ bề mặt sau khi vệ sinh và trám vá để chắc chắn rằng không còn vết nứt nào.
2.2 Quét sơn lót và chống thấm với Silatex Super
Quét lớp sơn lót là bước không thể thiếu nhằm tăng cường độ bám dính và khả năng bao phủ của vật liệu. Sơn lót là lớp sơn đầu tiên được áp dụng trên bề mặt tường, giúp tránh việc lớp sơn phủ bị hút vào lớp bột trét và tăng độ bền, mịn, và đều màu hơn.
Sau khoảng 12 giờ, khi lớp lót đã khô, khuấy kỹ Silatex Super bằng máy khuấy chuyên dụng với tốc độ 500 vòng/phút. Lăn hoặc quét ít nhất 2 lớp theo chiều vuông góc nhau. Lớp thứ nhất được pha với nước (5%), trong khi lớp thứ hai được giữ nguyên chất và thi công sau 24 giờ so với lớp thứ nhất.
Xem ngay: Nên sơn chống thấm hay đóng tôn – Ưu nhược của từng phương pháp
3. Cách chống thấm tường ngoài trời bằng SikaLatex
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vật liệu chống thấm đa dạng, nhưng Sika vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu mà keoxaydung.net khuyên bạn nên sử dụng. Giá thành của Sika Latex cũng rất hợp lý, chỉ khoảng 350.000 VND cho thùng 5 lít.
Là một loại nhũ tương cao su tổng hợp gốc butadien cải tiến, được sử dụng để trộn với xi măng hoặc hỗn hợp xi măng – cát (vữa), nhằm nâng cao khả năng chống thấm, tính kết dính và độ đàn hồi của vữa xi măng.
Các bước chống thấm tường ngoài trời bằng Sika:
Chuẩn bị bề mặt và nguyên liệu:
- Làm sạch bề mặt tường, chà láng, loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
- Đảm bảo bề mặt tường khô ráo, độ ẩm dưới 16%.
- Pha 1%-2% Sika Latex vào nước, tùy theo khối lượng của xi măng. Trộn đều hỗn hợp trước khi thêm vào xi măng để tạo thành vữa trát tường.
- Sử dụng công thức: 1 lít Sika Latex + 1 lít nước sạch + 4 kg xi măng để tạo thành chất chống thấm kết nối liên kết hoàn thiện.
- Thi công lớp thứ nhất và để lớp này đông cứng từ 4-5 giờ trước khi thi công lớp tiếp theo.
- Sau khi thi công xong, phun nước dưỡng ẩm để bảo dưỡng đến khi bề mặt vữa đã trát khô trắng và cứng cáp.
4. Ốp gạch chống thấm tường cũ

Sử dụng gạch ốp tường để chống thấm ngoài trời hiện nay cũng được nhiều người lựa chọn bởi tính hiệu quả và độ bền cao. Tạo vẻ sang trọng và điểm nhấn thu hút cho ngôi nhà.
Các mẫu gạch hiện nay rất đa dạng về kích thước, màu sắc và hoa văn, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích cá nhân hoặc phong thủy. Ngoài ra, gạch ốp tường chống thấm giúp bảo vệ bức tường khỏi thời tiết khắc nghiệt.
Với khí hậu nhiệt đới ẩm ở Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc với nhiều mưa và độ ẩm cao, gạch chống thấm là lựa chọn tối ưu để bảo vệ tường nhà khỏi tác động của môi trường.Bề mặt gạch dễ dàng vệ sinh, giúp duy trì vẻ đẹp và sạch sẽ cho ngôi nhà.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, việc sử dụng gạch ốp tường chống thấm ngoài trời có thể tốn kém, với giá dao động từ 225.000 – 590.000 VND/m², phụ thuộc vào kích thước, thương hiệu và chất liệu của gạch.
Xem ngay: Nơi bán keo chống thấm tại TpHcm giá tốt nhất – Chiếu khấu cao
5. Một vài lưu ý khi chống thấm tường ngoài trời
5.1 Tránh thi công vào mùa mưa
Để việc thi công chống thấm tường ngoài trời đạt hiệu quả cao nhất, lên kế hoạch cẩn thận là điều cần thiết. Thời tiết nắng ráo là lý tưởng cho công việc này, giúp các bề mặt tường khô nhanh và dễ dàng thi công các bước tiếp theo. Thi công vào những ngày mưa ẩm ướt không chỉ làm giảm hiệu quả chống thấm mà còn gây hư hỏng vật liệu do thấm nước mưa. Mưa lớn đột ngột khi đang thi công sẽ làm chậm tiến độ và ảnh hưởng đến lịch trình công trình. Vì vậy, việc lên kế hoạch trước, chọn ngày khô ráo để thi công sẽ tối ưu hóa tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.
5.2 Đợi tường thấm rồi mới xử lý
Một số người thường chỉ tiến hành chống thấm khi vấn đề đã xuất hiện, điều này dẫn đến chi phí cao hơn và hiệu quả thấp hơn. Việc chống thấm tường cũ mất nhiều phí tổn hơn so với khi tường mới xây, bởi các lớp tường cũ đã bị ẩm mốc trong thời gian dài, chất lượng không còn như ban đầu. Sửa chữa chỉ giúp kéo dài tuổi thọ trong thời gian ngắn và phải sơn lại thường xuyên.
5.3 Sử dụng chất chống thấm không đồng bộ
Khi sử dụng các chất liệu chống thấm ngoài trời, nhất định phải đồng bộ và không nên pha trộn nhiều vật liệu khác nhau để tiết kiệm chi phí. Trộn lẫn các chất liệu thi công sẽ khiến kết dính không đồng bộ, làm giảm chất lượng chống thấm. Kết quả là bạn sẽ phải tốn thêm chi phí sửa chữa lại lớp chống thấm, mà chi phí này chắc chắn sẽ cao hơn so với việc sử dụng đồng bộ chất liệu ngay từ ban đầu.
Xử lý nhà vệ sinh bị thấm nước xuống tầng dưới hiệu quả nhất